Đổi mới hoạt động xuất, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam


Cập nhật: 13/04/2014

Tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh vào nước ta học tập công tác, du lịch, lao động… nhưng cũng có những quy định cụ thể, rõ ràng để không bị lợi dụng.

 Các phương tiện giao thông thủy phải được kiểm soát, đăng ký đăng kiểm chặt chẽ, người điều khiển phương tiện phải “làm chặt” từ khâu đào tạo… Đó là những vấn đề các đại biểu nêu trong buổi thảo luận tổ chiều 15/11 về hai dự luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và dự luật Giao thông đường thủy nội địa.
“Xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại nước ta là vấn đề đặc biệt quan trọng”, đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) đánh giá tầm quan trọng của dự luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đại biểu cho rằng, từ trước tới nay, ta mới điều chỉnh lĩnh vực này bằng Thông tư liên bộ, chưa có luật. Về một mức độ nào đó, vấn đề cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam

Có đại biểu cho rằng, có những vấn đề nêu trong dự luật cần làm rõ thêm, làm sao vừa đáp ứng thuận lợi vừa công khai minh bạch xuất nhập cảnh, vì vấn đề này rất quan trọng. Đại biểu lưu ý, có người nhập cảnh để tham quan, du lịch, giao lưu, học tập, nghiên cứu khoa học...  Làm sao phải chặt chẽ, phải công khai minh bạch, nhằm đảm bảo ANQG và TTATXH và đảm bảo bình đẳng quốc tế. Có người quá cảnh du lịch đi qua cửa khẩu quốc tế đường hàng không, có thể họ dừng lại ở sân bay 20-30 tiếng đồng hồ, người ta muốn tìm hiểu vùng xung quanh, thì  cũng cần nghiên cứu để luật chặt chẽ hơn và trường hợp nào là đặc biệt cũng cần nêu rõ trong luật. Kể cả công dân là Việt kiều.

Đại biểu Phạm Trường Dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng, nguyên tắc “giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia” (điều 3) là chưa đủ, cần thêm “độc lập chủ quyền” sẽ đầy đủ hơn. Đại biểu đề nghị xem lại khoản 9, điều 14 trong đó có quy định cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu đường thủy, đường  bộ, đường sắt và hàng không. Và, phải bổ sung thêm đối tượng chưa cho nhập cảnh là: đối tượng có lệnh truy nã quốc tế. Nhiều đại biểu cho rằng, dự luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã khẳng định tính pháp lý cao hơn. Người nước ngoài vào hoạt động xã hội, làm việc… là yêu cầu giai đoạn hiện nay của đất nước. Luật đã điều chỉnh khá rõ nét nhiều phương  diện.

Có đại biểu nêu, khu kinh tế Vũng Áng có 3.000 lao động người nước ngoài, nhưng điều kiện cấp giấy phép cũng không đơn giản, nếu chỉ là người có tay nghề đơn giản, lao động phổ thông thì ta cũng không cần tới người nước ngoài làm gì. Khi có nhu cầu lao động thực sự thì mới phải xem xét cấp thị thực. Để cấp giấy phép lao động và học tập, phải quy định rõ nét để thực hiện cho tốt và  phải hướng dẫn chặt chẽ, cụ thể.

Có đại biểu đề nghị, làm sao phải chuyển đổi, quản lý điện tử từ cơ quan xuất nhập cảnh, từng bước hiện đại hóa trong quản lý. Người nước ngoài vào lao động nhưng họ ở cả trong khu dân cư. Trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp là rất quan trọng.  Điều 43, trách nhiệm của các cấp chính quyền còn đơn giản, chưa thể đồng bộ để quản lý người nước ngoài nhập cảnh, cư trú (lưu trú, tạm trú, ở hẳn). Cần phải quy định hẳn vào luật, việc cư trú là trách nhiệm của chính quyền các cấp, phải ghi rõ cấp tỉnh, huyện, xã. Phải bổ sung thêm cho rõ trách nhiệm, chỉ tuyên truyền là chưa đủ. Ngoài thủ tục xuất nhập cảnh  mà quản lý cư trú cũng là một đầu mối quan trọng.

“Có những người không có giấy phép lao động nhập cảnh vào Việt Nam rồi đi lao động, có dấu hiệu lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật, cần nghiên cứu thêm”, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nói về thị thực cho người nước ngoài vào nước ta”. Bà Khá đề nghị, học sinh, sinh viên, người thân cán bộ ngoại giao… thị thực có giá trị. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho bà con có biên giới chung với nước ta, tạo điều kiện cho bà con qua lại, thăm thân nhưng phải có nguyên tắc. Trong quá trình công nghệ thông tin phát triển, quản lý CNTT tốt hơn thông suốt, gắn kết TW - địa phương. Cần quy định có tính nguyên tắc nhưng phải có lộ trình, quản lý bằng điện tử, và có giai đoạn chuyển tiếp. Về điều kiện cấp thị thực, với trẻ em dưới 14 tuổi mà đi cùng người lớn (cha mẹ) thì không cần làm thủ tục riêng. Về trách nhiệm quản lý nhà nước, làm sao có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành. Các đại biểu đề nghị, phải làm rõ trách nhiệm chính quyền địa phương khi có người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, đến để kinh doanh tràn lan, nâng giá, hạ giá tùy tiện làm ảnh hưởng đến thương mại trong nước và quyền lợi người sản xuất.

(Ảnh minh họa)

 

“Mới đây phương tiện thủy như du thuyền, đò ngang… gây tai nạn nhiều, cần phải làm rõ trách nhiệm”, một số đại biểu đề nghị. Về quy định tuổi lái phương tiện, quy định trên 60 tuổi là không được lái phương tiện, vấn đề này cũng cần phải xem xét. Vì ở nông thôn có nhiều người 60 vẫn làm, phải xem đó là loại phương tiện nào, cấp nào… “Về cứu hộ cứu nạn giao thông thủy, nên quy định chặt chẽ hơn. Đó là, các phương tiện đang đi trên tàu thuyền, ở gần phương tiện xảy ra tai nạn là phải có trách nhiệm cứu hộ. Vì phương tiện thủy nếu có tai nạn xảy ra là thiệt hại rất nhiều, giữa sông, biển làm sao mà khắc phục ngay được”, đại biểu Trần Xuân Vinh, ái ngại. Vì vậy, phải quy định điều kiện phao cứu sinh an toàn để tránh thiệt hại mất mát và những tang tóc đau thương. Một mặt đề cao trách nhiệm các bộ liên quan (Công an - Quốc phòng - Giao thông) và trách nhiệm quản lý nhà nước từng bộ, từng bước hạn chế gây thiệt hại về người và tài sản.

Cùng đồng tình với những phân tích trên, đại biểu Võ Kim Cự lo lắng: “Tai nạn giao thông thủy đã xảy ra nhiều vụ đáng tiếc. Ra biển là nhờ trời, chứ kinh khủng lắm”. Những hiện tượng buông lỏng quản lý nhà nước, cần phải siết chặt, từ quản lý phương tiện loại có động cơ và loại phương tiện không có động cơ (thuyền, thúng). Phương tiện đã tham gia giao thông là phải kiểm soát đăng ký đăng kiểm, chứ không có mảnh đất nào dành riêng cho bất kỳ ai. Có đò ngang chở hàng chục học sinh mà không đăng kiểm, người lái không có bằng chuyên môn thì thật đáng sợ.

Đa số các đại biểu đồng tình, người lái phải có chứng chỉ (bắt buộc), tùy quy mô tính chất loại phương tiện mà có linh hoạt hơn. Như phương tiện vận chuyển hàng hóa thì “linh động” hơn phương tiện chở hành khách. Chở hành khách phải làm chặt, từ khâu đào tạo người lái đò, lái thuyền. Đã lái phương tiện phải đăng ký hành nghề và tất cả các phương tiện giao phải đăng ký đăng kiểm, quy định vận tải 1 tấn trở lên phải đăng ký đăng kiểm.

Có đại biểu cho rằng, hiện nay trên 70% là phương tiện thủy rất kém, dễ xảy ra tai nạn. Cần phải làm chặt hơn loại phương tiện thủy kinh doanh, bao gồm cả đò ngang, đò dọc, tàu du lịch (định vị, thông tin..). Nếu không đủ điều kiện thì bỏ nghề đi, đó là một nghề kinh doanh có điều kiện. Đó là liên quan đến con người phải chặt chẽ hơn… có như vậy mới đảm bảo an toàn, bình yên cho mỗi người, mỗi nhà.

 

 

 
 
Theo Báo Điện tử Công an nhân dân

Số 162 Tòa Nhà Trameco Khuất Duy Tiến,Thanh Xuân ,Hà Nội

Tel: 0966.994.360

Email: [email protected]

Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM.

Điện thoại: 0904.104.238

Email: [email protected]