Thủ tục ly hôn đơn phương với chồng Trung Quốc tại Việt Nam ?


Cập nhật: 19/05/2020

Việc kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua khá phổ biến và tình trạng xin ly hôn với người nước ngoài cũng tăng cao. Vậy, khi ly hôn với người nước ngoài thực hiện thủ tục này ở đâu ? Hồ sơ ly hôn gồm những gì ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Thủ tục ly hôn đơn phương với chồng Trung Quốc tại Việt Nam ?
Xin chào Luật sư,tôi có thắc mắc cần giải đáp : Tôi lấy chồng người Trung Quốc.Do không hạnh phúc tôi về Việt Nam (chưa li dị).Bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn với người chồng đó thì cần thủ tục như thế nào?
Cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi thư thắc mắc đến hòm thư của công ty luật Minh Khuê,sau đây công ty có giải đáp thắc mắc về pháp luật cho bạn như sau :
Công ty luật tư vấn cho bạn về quy định pháp luật để đơn phương ly hôn với người chồng Trung Quốc.Căn cứ theo Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định :
"Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."
Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn, thẩm quyền sẽ là Tòa án nhân dân tỉnh nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú. Bạn cần cung cấp địa chỉ của chồng bạn bên Trung Quốc để Tòa án tống đạt giấy tờ, triệu tập chồng bạn qua Việt Nam để tiến hành giải quyết.
2. Ly hôn đơn phương với người trung quốc?
Năm 2013 em được giới thiệu lấy chồng trung quốc, đăng ký kết hôn được hai tháng không cùng ngôn ngữ nên em về nước. Năm 2015 em có chồng Việt Nam và sinh em bé. Bây giờ em muốn đơn phương ly hôn để làm giấy khai sinh cho em bé, em có lên tòa án tỉnh thì được biết anh ta có thể đơn phương ly hôn ở trung quốc.
Vậy em phải làm sao để đăng ký kết hôn làm giấy khai sinh cho con em?
Trân trọng cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Bây giờ bạn muốn đăng kí kết hôn rồi làm giấy khai sinh cho con bạn thì trước hết bạn phải li hôn với người chồng Trung Quốc. Căn cứ vào Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
"Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."
Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền ly hôn, thẩm quyền sẽ là Tòa án nhân dân tỉnh nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú. Bạn cần cung cấp địa chỉ của chồng bạn bên Trung Quốc để Tòa án tống đạt giấy tờ, triệu tập chồng bạn qua Việt Nam để tiến hành giải quyết.
Căn cứ vào Điều 9 Luật hôn nhân gia đình quy định:
"Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý."
Thì giờ bạn muốn bạn và người chồng Việt Nam được pháp luật công nhận thì 2 người phải đăng kí kết hôn. Theo đó, các văn bản pháp luật liên quan quy định:
1.Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn
a. UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn trong nước
b. Trong trường hợp cả hai bên nam và nữ là người Việt Nam đang trong thời hạn công tác/ học tập/ lao động ở nước ngoài về Việt Nam đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở Việt Nam , thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam hoặc nữ.
c. UBND cấp Quận/Huyện khi hai bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
2. Điều kiện làm thủ tục đăng ký kết hôn
Trước khi đi tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn bạn cần phải biết những quy định sau:
Độ tuổi: nam giới từ 20 tuổi trở lên, nữ giới từ 18 tuổi trở lên . Độ tuổi kết hôn được xác định như sau: từ 20 tuổi và từ 18 tuổi là tính sau ngày sinh nhật lần thứ 19 đối với nam giới và sau ngày sinh nhật lần thứ 17 đối với nữ giới.
Ý chí tự nguyện kết hôn: việc kết hôn do 2 bên nam và nữ tự nguyện quyết định, không được bên nào được ép buộc hay lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân của họ.
3.Thủ tục đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng ký kết hôn trong nước:
a. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình CMTND
- Trong trường hợp một người cư trú tại xã/ phường/ thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã/ phường/ thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Trong trường hợp đăng ký kết hôn có người đang trong thời hạn công tác/ học tập/ lao động ở nước ngoài về nước làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận.
b. Ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ
trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc
c. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải có mặt.
3. Ly hôn đơn phương thì sắp hết hạn visa ở Hàn Quốc khi về Việt Nam ?
Thưa luật sư! Em có một số câu hỏi về luật hôn nhân gia đình muốn được giúp đỡ: Em có 1 người bạn có lấy chồng người hàn quốc vào năm 2014 nhưng vẫn ở Việt Nam cho đến năm 2015 mới sang Hàn quốc sinh sống với gia đình chồng. Nhưng đến cuối năm 2015 đầu năm 2016 có xảy ra một số việc không mong muốn nên đang bị nhà chồng đòi ly hôn.
Người chồng dọa cắt chứng minh nhân dân và tự ý ly hôn đơn phương với bạn em, visa của bạn em đến cuối năm 2016 này là hết hạn và phải trở về nước. Vậy cho em hỏi thủ tục và quy trình ly hôn đơn phương đối với bạn em khi về Việt Nam là phải làm những gì, và cần những gì?
Mong nhận được hồi đáp sớm của phòng luật Minh Khuê ạ. Em xin cảm ơn!

- Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
"1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."
Theo đó, người bạn này khi về Việt Nam có quyền yêu cầu ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định chi tiết như sau:
" Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên
Nếu một bên vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, thì thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Theo đó, hồ sơ khởi kiện xin ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện gồm có các giấy tờ sau đây:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.
- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung
Về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 33, 34, 35Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
* Xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh hay cấp huyện
Căn cứ Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.” thì những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết. Song, theo quy định về tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện của Ủy ban thường vụ quốc hội trong Nghị quyết về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định tại Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh số 724/2004/NQ-UBTVQH11 và số 1036/2006/NQ-UBTVQH11 thì một số Tòa án nhân dân cấp huyện, xã, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngòai có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài.
Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài được giải thích theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành những quy định trong “Phần thứ nhất” Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 như sau:
“4.1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án.
Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật hôn nhân và gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.
b) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
4.2. Tài sản ở nước ngoài
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
4.3. Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.”
* Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngòai theo lãnh thổ
Căn cứ khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;"
Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 36, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”
Như vậy, nếu chồng chị có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi chồng chị cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết. Nếu chồng chị không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi chị cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
>> Như vậy, trường hợp bạn của bạn nộp đơn xin ly hôn tại cơ quan có thẩm tại nước đó, để được giải quyết theo pháp luật của Hàn Quốc
4. Tư vấn Việt kiều Mỹ muốn ly hôn đơn phương chồng tại Việt Nam ?
Thưa luật sư, Xin chào luật sư, luật sư tư vấn giúp : Tôi là người có thẻ xanh ở Mỹ, Tôi đã kết hôn với chồng ở Việt Nam. Hồ sơ tôi bảo lãnh chồng sang mỹ cũng đã sắp đáo hạn ?
Xin luật sư cho tôi hỏi:
Tôi muốn đơn phương ly hôn chồng đang ở Việt nam thì phải làm sao ? Tôi phải mất bao nhiêu thời gian để ly hôn ? (Vì chồng tôi lúc chịu ly hôn lúc lại không) ?
Xin luật sư giúp để tôi sắp về Việt nam để giải quyết, Xin cảm ơn luật sư nhiều!
 
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài - Ảnh minh họa
Trả Lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời lời như sau:
Theo điểm c, khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và Điều 123 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của nguyên đơn.
Với các quy định nói trên, bạn phải gửi đơn yêu cầu giải quyết việc ly hôn đến Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nơi vợ bạn đang cư trú để được xem xét và giải quyết.
Các tài liệu gửi đến tòa án gồm có:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án hoặc tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất);
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;
- Bản sao giấy khai sinh của các con;
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
Theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương như sau:
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.
+ Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa.
Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, bản án sẽ có hiệu lực thi hành.
Như vậy, thông thường, tổng thời gian tối đa giải quyết ly hôn đối với trường hợp đơn phương ly hôn là 6 tháng.
5. Tư vấn ly hôn đơn phương khi chồng không đưa chứng minh nơi ở ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Nếu trường hợp đã ly hôn đơn phương mà còn chứng minh được giấy tờ của nơi anh ấy đang ở thì làm sao mà làm được,vì nếu người ta đồng ý đưa cho mình những giấy tờ ấy thì ly hôn thuận tình cho nhanh rồi, vì vậy em muốn hỏi nếu trường hợp chồng em không chịu đưa giấy tờ chứng minh nơi anh ấy đang ở thì em phải làm sao ạ? Cảm ơn!

Trả lời:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Khi bạn muốn đơn phương ly hôn nhưng chồng bạn không chịu đưa giấy tờ chứng minh chồng bạn đang sinh sống. Đối với giấy tờ này khi bạn muốn ly hôn thì không cần thiết lắm vì bạn cũng đã xác định được nơi chồng bạn đang sinh sống rồi thì giấy tờ này sẽ do chồng bạn bổ sung sau khi chồng bạn được Tòa yêu cầu bổ sung và hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm :
+ Đơn ly hôn đơn phương ( viết tay hoặc theo mẫu ).
+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung).
+ Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung;
Hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú.
Mặt khác, Trong trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của chồng bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 36 (BLTTDS). Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Tại điểm a, khoản 1, Điều 33 BLTTDS và Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này nguyên đơn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng cư trú, làm việc cuối cùng (nếu biết).

Số 162 Tòa Nhà Trameco Khuất Duy Tiến,Thanh Xuân ,Hà Nội

Tel: 0966.994.360

Email: [email protected]

Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM.

Điện thoại: 0904.104.238

Email: [email protected]